Cẩm nang kiến thức

Dinh dưỡng

3 bài viết

Nấu ăn

0 bài viết

Làm đẹp

0 bài viết

Hồng sâm

1 bài viết

Gạo lứt là gì? Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe.

Chúng ta thường biết rằng gạo lứt là một thực phẩm không thể thiếu trong quá trình ăn kiêng. Vậy gạo lứt là gì, gạo lứt có mấy loại và tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe là gi? Hãy cùng Đạt Food tìm hiểu chi tiết về loại thực phẩm này qua bài viết dưới đây nhé!

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là gì? Gạo lứt là một loại gạo đặc biệt được chế biến bằng cách xay xát để loại bỏ lớp vỏ trấu và giữ lại vỏ cám ở bên ngoài. Lớp vỏ cám của gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất, giàu nguyên tố vi lượng, tạo nên giá trị dinh dưỡng đặc biệt cho loại gạo này.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là gì?

Sự khác biệt giữa gạo lứt và gạo trắng nằm ở mức độ xay xát. Khi mức độ xay xát tăng lên, gạo lứt sẽ dần trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt rất đa dạng, bao gồm tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo, cùng các nguyên tố vi lượng: Magie, canxi, sắt, selen. Ngoài ra, gạo lứt còn giàu vitamin như B1, B2, B3, B6, làm cho nó trở thành một lựa chọn dinh dưỡng và lành mạnh cho bữa ăn hàng ngày.

    Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng như thế nào?

    So với gạo trắng, gạo lứt vượt trội hơn nhiều về các thành phần dinh dưỡng. Trong một chén gạo lứt có chứa:

    • Calo: 216, Chất xơ: 3,5 gram, Carb: 44 gram, Protein: 5 gram, Chất béo: 1,8 gram, Niacin (B3): 15% RDI, Thiamin (B1): 12% RDI, Axit pantothenic (B5) : 6% RDI, Pyridoxine (B6): 14% RDI, Magiê: 21% RDI, Kẽm: 8% RDI, Sắt: 5% RDI, Đồng: 10% RDI, Photpho: 16% RDI, Selen: 27% RDI, Mangan: 88% RDI
    • Ngoài ra, gạo lứt cũng là nguồn cung cấp các loại dưỡng chất như canxi, kali, riboflavin (B2), và folate. Đặc biệt trong gạo lứt có chứa hàm lượng mangan cao, mặc dù đây là một khoáng chất ít được biết đến nhưng nó có vai trò trọng yếu đối với cơ thể, bao gồm chữa lành vết thương, kích thích xương phát triển, điều chỉnh lượng đường trong máu, chức năng thần kinh hoặc chuyển hóa co cơ.

    Gạo lứt có mấy loại?

    Dựa vào màu sắc, gạo lứt có 3 loại chính:

    Gạo lứt có mấy loại?

    Gạo lứt có mấy loại?

    • Gạo lứt trắng: Loại gạo này phổ biến nhất, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau nhờ giàu chất dinh dưỡng
    • Gạo lứt đỏ: Thường có màu đỏ giàu vitamin B1, vitamin A, chất xơ, lipid phù hợp với với những người có nhu cầu cao về chất dinh dưỡng như người ăn chay, người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường,…Gạo lứt đỏ không phải là gạo huyết rồng, vì lượng đường huyết trong gạo huyết rồng khá cao, không phù hợp cho người bị tiểu đường.
    • Gạo lứt đen: Loại gạo có màu đen thường được gọi là gạo lứt than tím. Loại gạo này giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, ít đường và nhiều dưỡng chất khác

    Gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

    Nhờ vào bảng thành phần của gạo lứt giàu giá trị dưỡng đã có những đóng góp to lớn đối với sức khỏe của người sử dụng, bao gồm:

    Gạo lứt có tác dụng hỗ trợ giảm cân.

    • Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt giúp nhanh no, giảm cảm giác đói, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, vì nó làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn nhiều, tăng cường trao đổi chất và điều hoà glucose hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốt.
    • Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, trung bình khoảng 158 gram gạo lứt thì có chứa 3,5 gram chất xơ. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, đồng thời giảm cơn thèm ăn vặt và hạn chế nạp thêm calo cho cơ thể. Vì thế, nếu có ý định giảm cân, bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày.

    Gạo lứt có tác dụng hỗ trợ giảm cân.

    Gạo lứt có tác dụng hỗ trợ giảm cân.

    Tác dụng của gạo lứt đối với tim mạch.

    • Một trong các tác dụng của gạo lứt không thể không kể đến đối với sức khỏe đó là giúp hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh tắc nghẽn động mạch, giúp phòng ngừa những căn bệnh mãn tính nguy hiểm cho cơ thể như đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư.
    • Một số thông tin đã ghi nhận về nghiên cứu sử dụng chất xơ có trong ngũ cốc và các sản phẩm gạo lứt nguyên hạt để làm giảm nguy cơ hình thành Xơ vữa động mạch ở phụ nữ sau kỳ Mãn kinh mắc bệnh động mạch vành.
    • Các chuyên gia đã chứng minh được rằng việc sử dụng loại gạo này đều đặn có thể giúp hạn chế các dấu hiệu viêm nhiễm và nguy cơ mắc phải bệnh động mạch vành trên lâm sàng đối với những phụ nữ thừa cân, béo phì cũng như có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

    Tốt cho người bệnh tiểu đường.

    • Việc sử dụng gạo lứt để thay thế gạo trắng có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Gạo lứt đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp. Nó cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
    • Chỉ số đường huyết trong gạo lứt thấp hơn so với gạo thường. Các sinh tố, chất khoáng, đặc biệt là chất xơ trong gạo lứt cũng giúp hạn chế tăng lượng đường huyết nên sẽ tốt cho người bị tiểu đường và cả những người bị béo phì.

    Gạo lứt có tác dụng tốt cho bệnh tiểu đường

    Gạo lứt có tác dụng tốt cho bệnh tiểu đường

    Gạo lứt có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

    • Thói quen ăn cơm gạo lứt có thể giúp hỗ trợ phòng bệnh ung thư. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dịch tễ học Ung thư, Các dấu chuẩn và Phòng ngừa (Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention) năm 2000 chỉ ra rằng gạo lứt có chứa các hợp chất có đặc tính ngăn ngừa ung thư. 
    • Vì vậy, ăn gạo lứt thay cho gạo trắng sẽ giúp ngăn ngừa ung thư tốt hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt và rau quả là nguồn thực phẩm quan trọng nhất giúp ngăn ngừa ung thư vú và các loại ung thư do nội tiết tố khác.

    Gạo lứt có công dụng giúp xương chắc khỏe.

    • Gạo lứt có tác dụng giúp cơ thể tăng hấp thu canxi từ thức ăn nên có thể phòng ngừa loãng xương. Bản thân gạo lứt cũng chứa nhiều canxi, mangan và đặc biệt là magie- rất tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh liên quan xương khớp.

    Tác dụng của gạo lứt giúp chống viêm.

    • Gần đây gạo lứt đã được chứng minh là giàu chất chống oxy hóa như nhiều loại trái cây và rau quả. Chất chống oxy hóa được biết là có chức năng chống viêm có thể giúp tất cả mọi thứ từ viêm khớp đến hen suyễn. Gạo lứt và công dụng của gạo lứt đặc biệt có liên quan đến việc giảm viêm.

    Cải thiện tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón, tăng cường đề kháng.

    • Lớp cám bên ngoài của gạo lứt rất giàu chất xơ, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm táo bón, đảm bảo hoạt động bình thường của đường ruột. Đối với những người hay bị đau dạ dày, ăn gạo lứt còn giúp ngăn chặn ảnh hưởng xấu từ các axit trong dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
    • Trong gạo lứt có chứa nhiều vitamin: B1, B3, B5, B6 và khoáng chất như: sắt, canxi, magie, Selen,.. cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Đây là “chìa khóa” giúp bạn có được sức đề kháng tốt nhất, bảo vệ cơ thể tránh được các tác nhân gây bệnh.

    Gạo lứt không chứa gluten.

    Gluten là một loại protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì. Hiện nay, rất nhiều người ưa chuộng và thực hiện theo chế độ ăn kiêng không chứa gluten, bởi vì một số lý do sau:

    Gạo lứt không chứa gluten.

    Gạo lứt không chứa gluten.

    • Gluten có thể gây ra các phản ứng dị ứng, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy đối với những người không dung nạp được gluten.
    • Chế độ ăn không có gluten mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho những người mắc bệnh tự miễn.

    Một điều tuyệt vời là gạo lứt lại không có chứa loại protein này, vì vậy nó đã trở thành lựa chọn an toàn đối cho những người không thể tiêu thụ được gluten.

    Những điều cần lưu ý khi sử dụng gạo lứt?

    Mặc dù gạo lứt đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

    • Người đang bị ốm hoặc có sức khỏe kém nên hạn chế việc ăn gạo lứt vì có thể gây cản trở quá trình phục hồi sức khỏe.
    • Bên cạnh việc bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn, bạn cũng nên kết hợp với các nhóm dinh dưỡng cần thiết khác.
    • Không nên ăn quá nhiều gạo lứt sẽ bị cảm giác khó tiêu và có thể ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng.
    • Không nên dự trữ gạo lứt quá lâu vì đây là loại gạo chỉ có thời hạn sử dụng từ 3 đến 6 tháng.
    • Gạo lứt có lớp xơ bên ngoài nên sẽ lâu chín và hút nhiều nước hơn gạo trắng. Do đó, khi nấu, bạn cần cho nhiều nước hơn để hạt gạo nở, mềm.

    Những món ăn ngon bổ dưỡng được chế biến từ gạo lứt.

    • Cơm gạo lứt trộn, Kimbap gạo lứt, Bún gạo lứt.
    • Sữa gạo lứt: Gạo lứt được làm từ sữa rất thơm ngon và bổ dưỡng, đặc biệt cách nấu sữa gạo lứt đơn giản và tốn rất ít thời gian. Ngoài ra với công nghệ tiên tiến đã sản xuất ra nhiều sản phẩm sữa gạo lứt bán trên thị trường.
    • Trà gạo lứt.
    • Gạo lứt sấy: Gạo lứt sấy có rất nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe chúng ta như làm đẹp chống lão hóa, giảm cân, ngăn ngừa các loại bệnh: Ung thư, tim mạch,... Cải thiện bệnh tiểu đường, cung cấp nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể.

    Gạo lứt sấy giòn mix chà bông Đạt Food

    Gạo lứt sấy giòn mix chà bông Đạt Food

    Gạo lứt rong biển sấy giòn Đạt Food

    Chúng ta có thể tìm và mua gạo lứt sấy ngon và chất lượng ở cửa hàng của thương hiệu Đạt Food tại Địa chỉ: 228/4 Phan Huy Ích, Phường 12, Gò Vấp, TpHCM.

    Như vậy, gạo lứt không chỉ là một nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi gạo lứt là gì, tác dụng của gạo lứt và những thông tin liên quan. Mong qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và mới mẻ về gạo lứt. 

    bình luận trên bài viết “Gạo lứt là gì? Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe.

    Viết bình luận



    Khỏe đẹp cùng<br>Đạt Food
    Khỏe đẹp cùng
    Đạt Food
    Giao hàng<br>siêu tốc
    Giao hàng
    siêu tốc
    Sản phẩm<br>chính hãng
    Sản phẩm
    chính hãng
    Đổi trả<br>dễ dàng
    Đổi trả
    dễ dàng
    Chất lượng<br>đảm bảo
    Chất lượng
    đảm bảo
    Tư vấn<br>tận tình
    Tư vấn
    tận tình
    Lên đầu trang
    Liên hệ tư vấn 24/7
    Liên hệ
    Trang chủ Kiến thức Danh mục Liên hệ Giỏ hàng